Ít người gọi ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FPT là thày giáo. Nhắc tới ông, người ta thường nghĩ tới một doanh nhân thành đạt đang điều hành một tập đoàn hơn 13.000 con người, và có doanh thu vài chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Thực tế, ông Bình từng nhiều năm đứng lớp. Ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán, Lý tại Đại học Tổng hợp Lomonosov - Nga vào năm 1982, sau khi tốt nghiệp cử nhân Toán tại chính ngôi trường này vào năm 1979.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trương Gia Bình, trưởng khoa Quản trị kinh doanh (HSB). Ảnh: Chungta |
Năm 1995, cùng với những người đồng sự, ông Trương Gia Bình có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - một địa chỉ đào tạo MBA quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam.
Từ năm 2009 đến nay, HSB và Viện quản trị kinh doanh (FSB) - Trường đại học FPT đã thiết kế và đào tạo gần 30 khóa học Mini - MBA cho hơn 1.000 cán bộ quản lý cấp cao của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp như: Công ty xi măng Hải Phòng, Tập đoàn FPT, Viễn thông Hà Nội, Công ty bia Việt Hà, Công ty Minh Phúc Telecom…
Cùng với ông Trương Gia Bình, một trong 13 thành viên sáng lập khác của FPT là ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch HĐQT cũng có nhiều năm đứng lớp. Được bình chọn là một trong 10 lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) xuất sắc nhất Đông Dương năm 2005, ông Bùi Quang Ngọc bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble - Pháp năm 1986 và là Cử nhân Toán Trường Đại học Tổng hợp Kishinhov - Moldova.
Ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch HĐQT FPT cũng có thời đứng lớp. Ảnh: Chungta |
Trong suốt quá trình công tác của mình, ông Ngọc cũng có hàng chục năm ăn lương thầy giáo. Từ năm 1979 đến 1982, ông Ngọc là Giảng viên tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đến năm 1986, sau khi trở về từ Pháp, ông Ngọc lại tiếp tục là Giảng viên khoa Toán-Tin, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội tới năm 1995.
Ông cũng là một trong những lãnh đạo FPT đam mê phát triển các mô hình đào tạo nội bộ, nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt trong công ty.
Hiện, cựu giảng viên Bùi Quang Ngọc nắm trong tay gần 10,2 triệu cổ phiếu FPT, tương đương với khối tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng trên sàn chứng khoán.
Một nữ doanh nhân cũng có thời đứng trên bục giảng làm cô giáo là bà Phạm Thị Việt Nga - Tổng giám đốc Công ty Dược Hậu Giang. Bà Nga, sinh năm 1951, nguyên quán Cần Thơ, là Dược sĩ và Tiến sĩ Kinh tế. Trong những năm tháng tuổi trẻ, trước khi bước chân vào ngành dược, bà Nga đã từng có một thời gian dạy học tại xã Phú Hữu - Cần Thơ.
Từ năm 2004 bà Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Khoa học Công nghệ Công ty cổ phần Dược Hậu Giang. Doanh thu của Dược Hậu Giang khi bà Nga về tiếp quản chỉ đạt 895 triệu đồng. Kết thúc năm 2011, tổng tài sản của Dược Hậu Giang là 1.996 tỷ đồng, doanh thu thuần gần 2.491 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 419,76 tỷ.
Lũy kế 9 tháng năm nay, công ty mẹ Dược Hậu Giang lãi hơn 358 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với 9 tháng đầu năm 2011. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của DHG đạt 5.489 đồng.
Trong những năm tháng tuổi trẻ, trước khi bước chân vào ngành dược, bà Nga đã từng có một thời gian dạy học tại xã Phú Hữu - Cần Thơ. Ảnh: Hoàng Hà |
Bà Trần Thị Việt Ánh hiện đảm nhiệm chức Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaigonBank). Trước khi trở thành doanh nhân, bà Ánh từng cháy hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
Năm 1982, sau khi hoàn thành chương trình học nâng cao tại Học viện Ngân hàng, bà Ánh chuyển về làm công tác giảng dạy bộ môn Kế toán tại Đại học Ngân hàng TP HCM. Chẳng bao lâu sau, bà tiếp tục trở thành Phó chủ nhiệm khoa Kế toán Ngân hàng của trường.
Cuộc đời nhà giáo của bà Ánh theo ngã rẽ mới vào năm 1994, khi bà chuyển công tác về SaigonBank, đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc. 10 năm sau, bà chính thức thành Tổng giám đốc nhà băng cho đến nay.
Bả Trần Thị Việt Ánh có hơn 10 năm làm đứng trên bục giảng. Ảnh: GDVN |
Thêm một nhà giáo khác chuyển qua lĩnh vực ngân hàng, ông Trần Mộng Hùng, Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB từng có thời gian là giảng viên trường nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980).
Ông Trần Mộng Hùng từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng. Ảnh: Zing |
Ông Hùng tỏ ra có duyên với ngành ngân hàng. Đến năm 1990, nhận thấy cơ hội lúc hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp là ngân hàng nhà nước và thương mại, ông Hùng cùng công sự quyết dịnh rời bục giảng xây dựng ACB thành ngân hàng phục vụ các nhu cầu dân sinh.
Tác giả bài viết: Hàn Phi - Tường vi
Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Từ tháng 7/2018, Công ty đã cung cấp thêm dịch vụ vệ sinh ống khói, ống thông hơi, quạt bếp công nghiệp cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Công ty có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tấy rửa bồn bể, đường ống sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách với tiêu chí : Nhanh – Sạch – An toàn.Vệ sinh đường ống, tẩy rửa làm sạch...
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại, Công nghiệp và Dịch vụ 3STên tiếng Anh: 3S Trading, Industry and Service Joint Stock CompanyTên viết tắt: 3S Company.Giấy phép đăng ký số 0103020238 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấpNgười đại diện: Ông Nguyễn Việt Hùng...
Đang truy cập : 14
Hôm nay : 3216
Tháng hiện tại : 29711
Tổng lượt truy cập : 7829167